Cây đẳng sâm rừng là một trong những nguyên liệu thảo dược từ lâu đời và rất phổ biến. Đặc biệt đẳng sâm Ngọc Linh, vùng núi rừng Tây Nguyên được xem là rất quý. Đây chính là gợi ý tốt để bạn sử dụng trong chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình hoặc làm quà tặng nhiều đối tượng.
1. Cây đẳng sâm rừng xuất hiện ở đâu?
Đảng sâm hay đẳng sâm còn được gọi với nhiều tên khác như thượng đẳng nhân sâm, phòng đẳng sâm, hoàng sâm, thượng đẳng sâm, sư đầu sâm, trung linh thảo,… Đây là các tên gọi khác nhau của cùng loài cây thân quấn, sống lâu năm ở các vùng rừng núi cao.
Thân cây đẳng sâm rừng mọc thành cụm và bò trên mặt đất hoặc quấn vào thân cây khác. Cây đẳng sâm có một rễ trụ với đầu phình to dài và không có rễ nhánh. Rễ đẳng sâm cũng chính là phần được sử dụng làm thảo dược, có nhiều tác dụng quý.
Loài cây này xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước Đông Bắc Á như Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc và cả ở Việt Nam.
Tại Trung Quốc, đẳng sâm có mặt ở rất nhiều địa phương. Theo đó người ta cũng phân ra thành 5 loại đẳng sâm là Tây đẳng sâm, Đông đẳng sâm, Lộ đẳng sâm, Bạch đẳng sâm và Điều đẳng sâm.
Các loại đẳng sâm này khác nhau ít nhiều về hàm lượng đường, về màu sắc, kích cỡ. Tuy nhiên chúng đều có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người.
Tại nước ta, đẳng sâm xuất hiện ở một số tỉnh vùng núi Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên. Đẳng sâm Tây Nguyên còn gọi là đẳng sâm Ngọc Linh, mọc ở vùng núi nổi tiếng về thổ nhưỡng và khí hậu tốt cho sâm. Chính vì thế đây cũng là loại đẳng sâm được ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay.
2. Chế biến thảo dược từ cây đẳng sâm rừng như thế nào?
Thông thường khi khai thác cây đẳng sâm rừng, người ta sẽ được bỏ hết phần thân lá, chỉ để lại phần rễ khi đem bán. Đẳng sâm tươi được bán nhiều ở vùng bản địa. Tại các thành phố lớn, khách hàng thường chỉ thấy đẳng sâm khô. Có thể tìm thấy đẳng sâm tươi nhưng thường chất lượng cũng không tốt do loại tươi khó bảo quản.
Quy trình chế biến đẳng sâm là thu hoạch rồi rửa sạch, đem phơi nắng rồi sấy khô. Quá trình làm khô cần đảm bảo đạt chuẩn nếu không sẽ dễ bị ẩm mốc.
Chính vì thế không ít cơ sở chế biến đẳng sâm khô thêm các chất xử lý nấm mốc hoặc chất bảo quản khác. Cách này giúp đẳng sâm nhìn đẹp mắt hơn nhưng lại không tốt cho sức khỏe người dùng.
3. Cây đẳng sâm rừng có tác dụng gì?
Y học cổ truyền của Trung Quốc cũng như Việt Nam đều đánh giá cao tác dụng của đẳng sâm. Theo đó đẳng sâm có tính bình, vị ngọt, đi vào kinh tỳ và phế, bổ trung ích khí, kiện tỳ, dưỡng huyết, sinh tân,…
Rễ cây đẳng sâm rừng làm thuốc tốt cho người thể trạng yếu mệt, người thiếu máu, người tinh thần căng thẳng, mệt mỏi, người muốn tăng cường sinh lý. Nó cũng tốt cho phụ nữ muốn đẹp da mượt tóc. Người mới ốm dậy cũng có thể dùng đẳng sâm bồi bổ cơ thể.
Một số nghiên cứu hiện đại cũng chỉ ra khả năng khỗ trợ điều trị ung thư của rễ đẳng sâm rừng. Nó cũng giúp hạ huyết áp, điều hòa tim mạch, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Đẳng sâm bổ phổi, bổ gan, thanh nhiệt giải độc cơ thể.
Bạn cũng có thể chế biến đẳng sâm bằng nhiều cách như ngâm rượu đẳng sâm, sắc nước uống. Hầm đẳng sâm cùng các thực phẩm bổ dưỡng khác thành món ăn cũng là gợi ý tốt.
Đẳng sâm ngâm mật ong là liệu pháp làm đẹp tuyệt vời mà nhiều chị em lựa chọn. Sự kết hợp của hai nguyên liệu giàu vitamin, chất khoáng và chất chống oxy hóa giúp cho vẻ đẹp làn da được cải thiện rõ rệt.
Chính vì tác dụng nhiều mặt và dễ chế biến mà đẳng sâm khô có thể sử dụng làm quà tặng, biếu cho rất nhiều đối tượng từ người thân, bạn bè, cấp trên, đồng nghiệp.
Giá đẳng sâm khô trên thị trường hiện nay khá hợp lý, chỉ khoảng hơn 300 ngàn cho túi 0,5kg. Bạn nên tìm đến các cơ sở bán đẳng sâm uy tín để có được sảm phẩm tốt nhất.