Cây đinh lăng tăng sinh lý, chữa liệt dương là điều không xa lạ với nhiều quý ông. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách dùng hiệu quả nhất. Dưới đây là những thông tin hữu ích về cách dùng đinh lăng đơn giản để bạn tham khảo.
Xem thêm: Đẳng sâm tây bắc tạm biệt yếu sinh lý chính vì thế mà nó được nhiều quý ông tin dùng để ngâm rượu, ngâm mật ong uống hàng ngày. Hiệu quả thấy rõ sau một vài tháng sử dụng.
1. Cây đinh lăng là gì?
Đinh lăng còn được gọi là cây gỏi cá, cùng họ với nhân sâm, còn gọi là nam dương sâm. Loài cây này thường được trồng nhiều làm cảnh và cũng là vị thuốc phổ biến trong Đông y.
Theo Đông y, rễ đinh lăng vị ngọt hơi đắng, có tính mát; tác dụng thông huyết mạch và bồi bổ khí huyết. Lá cây đinh lăng vị đắng tính mát; tác dụng giải độc thức ăn và chống dị ứng; chữa ho ra máu hoặc kiết lỵ. Cả rễ, thân và lá đinh lăng đều có thể sử dụng để làm thuốc. Dân gian thường ăn kèm đinh lăng với gỏi cá hoặc một số món ăn khác.
Theo khoa học hiện đại, đinh lăng có nhiều chất quý, rất tốt cho sức khỏe. Saponin được tìm thấy trong rễ cây đinh lăng giống với nhân sâm. Và có tới tám loại saponin oleanane được tìm ra ở cây này. Các vitamin nhóm B như B1, B6, B2, vitamin C và khoảng 20 loại axit amin thiết yếu khác như lyzin, methionin, cystein,
Chính vì thế ngày càng có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về tác dụng của cây đinh lăng đối với sức khỏe con người.
2. Tác dụng của đinh lăng với sức khỏe và sinh lý
– Tác dụng đối với sức khỏe của đinh lăng
Theo nghiên cứu, đinh lăng có tác dụng tương tự nhưng giá lại rẻ hơn nhân sâm rất nhiều lần. Cây này cũng dễ trồng hơn nhân sâm. Một số tác dụng của cây đinh lăng gồm: chống stress, kích thích não bộ, giải tỏa mệt mỏi, chống oxy hóa, giúp bảo vệ gan, kích thích miễn dịch, tăng cường thể lực,…
Lá của cây đinh lăng có thể ngăn chặn sưng, viêm. Rễ cây đun uống giúp lợi tiểu, dịu thần kinh và giảm đau khớp.
Đinh lăng kết hợp với một số thảo dược khác cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.
– Tác dụng của đinh lăng đối với sinh lý nam
Rễ cây đinh lăng có tác dụng đối với sinh lý nam và được dân gian sử dụng từ lâu đời. Rễ đinh lăng bồi bổ khí huyết nam giới và lưu thông kinh mạch. Nó cũng tốt cho thận, cơ quan rất quan trọng đối với sinh lý nam, giúp bổ thận tráng dương, từ đó tăng cường sinh lực hiệu quả.
Chính chất saponin trong đinh lăng giống như nhân sâm cũng giúp tăng sinh lý nam giới. Nó cũng tốt cho quý ông yếu sinh lý lại bị đau lưng mỏi gối, mỏi xương khớp.
Đặc biệt khi kết hợp với một số thảo dược tăng sinh lý khác, đinh lăng càng phát huy hiệu quả hơn, có thể trị cả liệt dương.
Xem thêm: Cây đẳng sâm có tác dụng gì tăng cường sinh lý phái mạnh mà rất nhiều người chọn dùng, đặc biệt là loại đẳng sâm khô. Bạn hãy đọc tham khảo để có được lựa chọn tốt nhất nhé!
3. Cách dùng đinh lăng trị yếu sinh lý
– Đinh lăng trị liệt dương
Nguyên liệu: Rễ đinh lăng + hoài sơn + ý di + hoàng tinh + hà thủ ô + kỷ tử + long nhãn + cám nếp mỗi loại 12g; sa nhân 6g; trâu cổ + cao ban long mỗi loại 8g.
Cách làm: Đem các nguyên liệu sắc uống, ngày 1 thang.
– Trị đau lưng mỏi gối cho người yếu sinh lý
Nguyên liệu: Thân cành cây đinh lăng 20 – 30g
Cách làm: Rửa sạch, đem sắc nước uống, chia 3 lần/ngày. Kết hợp đun cùng rễ cây cúc tần, cam thảo dây, xấu hổ sẽ cho hiệu quả tốt hơn.
– Rượu đinh lăng trị yếu sinh lý
Ngâm rượu đinh lăng tươi
Nguyên liệu: Rễ đinh lăng loại tươi 1kg; rượu trắng 7 lít
Cách làm: Rửa sạch rễ đinh lăng rồi thái lát, sao vàng cho tới khi đinh lăng có mùi thơm. Có thể cho rễ đinh lăng vào túi vải và ủ uống đất trong khoảng 1 giờ sau đó đào lên và cho vào bình thủy tinh. Đổ rượu vào đậy kín, ngâm trong vòng 3 tháng là được.
Ngâm rượu đinh lăng khô
Nguyên liệu: Rễ đinh lăng loại tươi; rượu nếp
Cách làm: Rửa sạch rễ đinh lăng tươi rồi để ráo nước, thái lát. Đem phơi đinh lăng khoảng 5-6 nắng. Cho đinh lăng vào chảo sao vàng nhỏ lửa cho tới khi đinh lăng có mùi thơm. Cho đinh lăng vào bình thủy tinh, đổ rượu vào (tốt nhất là tỉ lệ 1:10) rồi ngâm đậy kín bình, ngâm trong vòng khoảng 3 tháng.
Ngâm rươu đinh lăng kết hợp thảo dược khác
Nguyên liệu: Rễ đinh lăng đã sao vàng + chuối sứ nướng nguyên quả + rễ mật nhân đã sao vàng + rượu
Cách làm: Đem các vị thuốc trên hạ thổ rồi cho vào bình thủy tinh, đổ rượu vào ngâm trong 3 tháng là được.
4. Lưu ý khi dùng đinh lăng
– Đinh lăng có tác dụng tốt nhưng cũng như các thảo dược khác, không được lạm dụng. Mỗi ngày chỉ nên dùng 15-20ml rượu ngâm đinh lăng chia làm 2-3 lần và dùng đều đặn trong khoảng 1 vài tháng.
– Không dùng rượu đinh lăng khi đói, dễ say hoặc nôn nao.
– Dùng rễ đinh lăng chữa yếu sinh lý tốt hơn dùng lá hoặc phần thân.
– Sao vàng hạ thổ cũng cho tác dụng tốt hơn.
– Một số đối tượng tránh dùng đinh lăng như phụ nữ có thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú, người bị bệnh gan. Người bị các bệnh khác khi dùng đinh lăng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
5. Cách tìm mua đinh lăng chất lượng
Cách chọn rễ đinh lăng chất lượng:
Chọn rễ đinh lăng của cây lá nhỏ sẽ tốt hơn các loại đinh lăng lá to, lá trọn hay lá răng; chọn rễ có tuổi đời trên 5 sẽ tốt hơn.
Chọn loại củ đinh lăng có màu vàng sáng, vàng rươm, thân rễ dày, phần nối thân và cũ có nhiều nốt nổi (là cây lâu năm); rễ có mùi thơm dịu là loại tốt.
Tránh chọn củ quá nhỏ là loại non, nhưng cũng tránh chọn loại củ quá to vì sẽ có nhiều lõi gỗ.
Nếm thử nếu đinh lăng có vị thơm, hơi ngọt đắng và xơ thì đó là củ già nên mua. Nếu củ không xơ, không mùi vị thì là loại kém chất lượng. Ngoài ra kinh nghiệm dân gian cho rằng nên mua rễ đinh lăng vào mùa đông vì đây là thời điểm thu hoạch chính, sẽ được loại rễ mới, chất lượng tốt.
Xem thêm: 4 cách dùng đẳng sâm chồng ‘khỏe’ ra vợ đẹp thêm không chỉ giúp mỗi cuộc ân ái thêm mặn nồng, mãnh liệt mà còn giúp các bà vợ trẻ đẹp phây phây như gái mười tám.