Jade Orchid
DWN Việt Nam

Bé lười bú mẹ trực tiếp, mẹ phải tìm hiểu ngay nguyên nhân

Hẳn mẹ đều biết trong quá trình nuôi con cho con bú, không phải luôn được thuận lợi. Nhiều khi bé ít bú hoặc lười bú mẹ trực tiếp, thậm chí bỏ bú. Nếu cứ kéo dài sẽ gây ra nguy cơ suy dinh dưỡng hoặc chậm lên cân ở bé, hoặc dễ bị nhiễm bệnh. Ngoài nguyên nhân mẹ ít sữa, tắc sữa thì còn nhiều nguyên nhân khác nữa.

Xem thêm: Viên uống lợi sữa Mabio: hết tắc sữa, sữa nhiều, sữa đặc bé bú no nê

1.CÁC NGUYÊN NHÂN KHIẾN BÉ BỎ BÚ MẸ TRỰC TIẾP

1. Bé ở thời kỳ mọc răng

Trẻ sơ sinh bước vào giai đoạn mọc răng sẽ lười bú, chán ăn. Lý do vì bé bị ngứa lợi, lợi bị sưng, viêm, gây khó chịu cho bé. Nhiều bé còn bị sốt, tiêu chảy. Tuy nhiên tình hình sẽ cải thiện sau đó.

2. Bầu ngực mẹ có mùi lạ

Trường hợp mẹ hay dùng các loại mỹ phẩm có mùi lạ cũng khiến bé bỏ bú mẹ trực tiếp. Hoặc đơn giản mẹ dùng xà phòng hay các loại nước xả quần áo có mùi đậm bé cũng có thể bỏ bú. Có trường hợp do mẹ chưa vệ sinh bầu ngực sạch sẽ, gây nên mùi khó chịu. Điều này cũng làm bé lười bú mẹ..

3. Mùi vị sữa mẹ bị thay đổi

Điều nà thường hay gặp ở trẻ sơ sinh lười bú mẹ. Nguyên nhân có thể do các thưc phẩm mẹ ăn vào nặng mùi. Ví dụ như thực phẩm tanh, các gia vị cay nồng, các chất kích thích,…

Cũng có thể do núm vú mẹ chưa được vệ sinh kỹ nên có mùi khiến bé khó chịu.

Xem thêm: So sánh ích mẫu lợi nhi và mabio, loại nào tốt hơn để cải thiện mùi vị sữa mẹ?

4. Tư thế cho bé bú không đúng

Học tư thế cho bé bú đúng cách rất cần thiết. Đặc biệt với những trẻ nhạy cảm. Hoặc ở những bé mà đầu ti có vấn đề. Ví dụ như ti to, cứng hoặc ti thụt sâu vào trong. Các vấn đề này đều khiến trẻ sơ sinh khó ngậm núm ti, khó mút sưa.

Cũng có thể do tư thế khi mẹ bế bé bú chưa được thoải mái cho bé, khó bú khiến bé ngại bú.

5. Bé bị bệnh nào đó

Trẻ mắc các chứng bệnh về tai, mũi (như nghẹt, sổ mũi hay tai đau…); trẻ có vết loét hay vết xước ở miệng; trẻ bị tưa lưỡi. Đây đều là các nguyên nhân làm bé lười bú mẹ trực tiếp.

Bên cạnh đó có những chứng bệnh khác (như cúm, đau bụng, tiêu chảy, đau đầu hay đau xương,…) cũng có thể làm bé mệt mỏi, khó chịu, từ đó chán bú.

6. Tâm trạng của mẹ

Đôi khi việc bé bỏ bú mẹ cũng rất đơn giản. Bé thường cắn ti mẹ và ngay lập tức bị mẹ phản ứng la lớn hoặc quát bé. Điều này làm bé giật mình, căng thẳng hoặc sợ hãi mà bỏ bú.

7. Lịch cho bú thất thường

Mẹ cho con bú không theo giờ giấc nào khiến bé lúc đói lúc no. Điều này khiến hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động kém hiệu quả. Đặc biệt trẻ không tự phân biệt rằng lúc nào mình đói hoặc cần bú sữa.

2. BÉ BỎ BÚ MẸ TRỰC TIẾP, PHẢI LÀM SAO?

Tùy thuộc vào các nguyên nhân trên, mẹ có thể điều chỉnh, thay đổi để bé bú lại.

  • Hãy chú ý chế độ ăn uống: đầy đủ chất đồng thời hạn chế ăn gia vị. Không nên sử dụng chất kích thích.
  • Thay đổi tư thế khi cho bú sao cho phù hợp, thoải mái cho con.
  • Phòng ngừa và chữa trị kịp thời nếu trẻ mắc bệnh nào đó.
  • Hãy âu yếm và trò chuyện, vui chơi với con nhiều hơn.
  • Cho con bú thường xuyên, tiếp xúc da kề da với mẹ nhiều hơn.
  • Tránh quấn tã quá chặt những ngày đầu. Giữ cơ thể bé mát mẻ vào ngày hè, và đủ ấm áp trong mùa đông.
  • Bổ sung thực phẩm lợi sữa hoặc viên uống lợi sữa, cốm lợi sữa nếu mẹ bị ít sữa, loãng sữa, tắc sữa hoặc sữa có mùi vị không thơm ngon.

CÁCH TRỊ TẮC SỮA, GIÚP SỮA VỀ DỒI DÀO, SÁNH ĐẶC THƠM MÁT VỚI THẢO DƯỢC LỢI SỮA TỰ NHIÊN: ĐỌC NGAY

5/5 - (1 bình chọn)

Thêm bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *