Yếu sinh lý không loại trừ một ai ngay cả khi đọc bài này, bạn vẫn còn người hừng hực sung mãn. Chính vì thế tìm hiểu về cách trị yếu sinh lý an toàn bằng thảo dược như ngọc cẩm, đẳng sâm hay ba kích,… không bao giờ là thừa, nhất là với quý ông luôn muốn có đời sống tình dục viên mãn.
Xem thêm: Đẳng sâm bắc có tác dụng gì và câu chuyện tìm lại bản lĩnh phái mạnh
1. Yếu sinh lý là gì
Yếu sinh lý chỉ rối loạn chức năng tình dục bao gồm rối loạn các yếu cả về thể chất và tinh thần trong hoạt động tình dục.
Các dạng của rối loạn bao gồm: Rối loạn ham muốn tình dục (ít ham muốn hoặc không có ham muốn), rối loạn hưng phấn (cường dương, xuất tinh sớm), rối loạn cực khoái (khó đạt hoặc không đạt được khoái cảm) và rối loạn đau (đau khi quan hệ).
2. Các phương pháp trị yếu sinh lý
Việc trị yếu sinh lý thường là xử lý các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Đó có thể là điều trị về tâm lý, thay đổi lối sống, điều trị bằng thuốc.
Đông y và Tây y sử dụng các loại thuốc khác nhau để điều trị yếu sinh lý. Riêng với Đông y, các thảo dược luôn được xem là an toàn và lành tình. Mặc dù hiệu quả không tức thời nhưng lại có khả năng trị tận gốc, an toàn, hiệu quả và chi phí thấp, không gây tác dụng phụ.
Với Đông y, nên y học ngàn năm đã chỉ ra nhiều bài thuốc hiệu quả với ngọc cẩu, đẳng sâm, sâm cau, dâm dương hoắc hay đặc biệt là ba kích mà bạn có thể áp dụng. Dưới đây là một trong số đó.
3. Bài thuốc trị yếu sinh lý với ba kích
Ba kích có tác dụng chính bổ thận ích tinh, cường gân cốt, ôn thận tráng dương. Chính vì thế nó trị liệt dương, mộng tinh, di tinh. Đây được xem là vị thuốc có tác dụng tốt cho người yếu sinh lý, ít ham muốn tình dục.
Bài 1: TRÀ BA KÍCH
– Dược liệu: Lá ba kích 30g, đường đỏ lượng vừa phải.
– Cách làm: Rửa sạch lá ba kích rồi cho vào nồi cùng 200ml nước. Đun sôi rồi chuyển đun nhỏ lửa khoảng 5 phút.
– Cách dùng: Thêm đường vào uống thay trà.
Bài 2: RƯỢU BA KÍCH
– Nguyên liệu: Ba kích tím khô 1kg, rượu nếp 8 lít (40 độ)
– Cách làm: Đem nguyên liệu cho vào bình thủy tinh, đổ rượu vào đậy kín; ngâm 1 tháng là dùng được.
– Cách dùng: Mỗi ngày dùng 1-2 ly
Bài 6: Dược liệu: Chọn rễ cau (loại rễ màu trắng mọc lộ ra trên mặt đất) 20 – 30g rồi đem thái nhỏ. Đun rễ cau với 400ml nước sao cho còn 100ml. Uống làm hai lần trong ngày.
Xem thêm: Rượu đẳng sâm bắc trị yếu sinh lý hơn cả ba kích?
Bài 3: BA KÍCH + SA SÂM
– Dược liệu: Ba kích, sa sâm mỗ thứ 16g; Dâm dương hoắc, nhục thung dung, câu kỷ tử mỗi thứ 12g; đỗ trọng đương quy mỗi thứ 8g; cam thảo 6g, 3 quả đại táo.
– Cách làm: Thái nhỏ, phơi khô các nguyên liệu trên. Ngâm với 1 lít rượu gạo nguyên chất (35 – 40 độ) càng lâu càng tốt.
– Cách dùng: Ngày 30ml chia 2 lần, uống liên tục trong 1 tuần. Có thể đun với nước, uống trong vòng khoảng 3 ngày.
Bài 4: BA KÍCH + HÀ THỦ Ô
– Dược liệu: Ba kích, hoàng tinh, hà thủ ô đỏ mỗi thứ 100g; tắc kè 50g, đại hồi 10g.
– Cách làm: Ngâm tắc kè, đại hồi trong rượu để được 350ml. Các dược liệu còn lại ngâm rượu trong 10 – 15 ngày để cho 700ml. Trộn lẫn hai thứ rượu và thêm 100g đường kính (đã cô lại thành sirô) để được 1 lít.
– Cách dùng: Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 15 – 20ml. Dung sau bữa ăn, hoặc trước khi đi ngủ.
Bài 5: BA KÍCH + CẨU TÍCH
– Dược liệu: ba kích 60g; cẩu tích, tục đoạn, hạt sen mỗi loại 40g; tua sen, kim anh, hoài sơn mỗi thứ 20g; mẫu lệ nướng 10g.
– Cách làm: Đem các dược liệu tán thành bột rồi trộn với mật viên lại bằng hạt ngô.
– Cách dùng: Ngày dùng 10 – 20 viên, uống làm 2 lần.
Bài 6: BA KÍCH+ SÂM BỐ CHÍNH
– Dược liệu: Ba kích, thục địa, hoài sơn mỗi loại 20g; sâm bố chính 40g; rễ cau, quế thanh mỗi loại 8g;
– Cách làm: Thái nhỏ các dược liệu rồi đem phơi khô. Sao vàng (trừ quế), rồi tán nhỏ, rây thành bột mịn. Trộn với mật ong rồi viên to lại bằng quả táo.
– Cách dùng: Ngày dùng 5 viên vào trước khi đi ngủ. Dùng liên tục ltrong 1 tháng.
BÀI 7: BA KÍCH + SÂM CAU
– Dược liệu: Sâm cau 20g; ba kích, hồ đào nhục, phá cố chỉ, thục địa mỗi loại 16g; hồi hương 4g. Đem tất cả sắc uống ngày 1 thang.
4. Lưu ý khi dùng ba kích trị yếu sinh lý
– Lựa chọn: Nên chọn ba kích tím tốt hơn loại trắng. Chọn loại khô cho tiện dùng, nếu là tươi cũng cần phơi khô, sao qua.
– Chế biến: Bỏ phần lõi ba kích vì có độc.
– Đối tượng không nên dùng: Người bị huyết áp thấp, người bị âm hư, hỏa thịnh, bị đại tiện táo bón không dùng ba kích.
Xem thêm: Cách đơn giản trị yếu sinh lý nhờ đẳng sâm ngâm mật ong