Cơn rối loạn tiền đình cấp bộc phát tự nhiên, không báo trước khiến người bệnh không kịp trở tay. Để những người thân luôn khỏe thì người nhà bệnh nhân tiền đình hãy trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết về bệnh tiền đình và cách sơ cứu khi gặp người đang bị rối loạn tiền đình cấp.
1. Phương pháp ứng phó, sơ cứu người bị rối loạn tiền đình cấp
Rối loạn tiền đình là căn bệnh phổ biến và ngày càng nhiều người trẻ tuổi mắc phải. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi và nghề nghiệp, nên rất có thể những người xung quanh bạn đang gặp phải chứng bệnh này. Vì vậy việc nắm rõ các bước sơ cứu người bị rối loạn tiền đình cấp là không thừa thãi.
Khi thấy người rối loạn tiền đình bỗng nhiên có các dấu hiệu lảo đảo, chóng mặt, quay cuồng, đi đứng không vững thì bạn hãy ngay lập tức thực hiện các bước sau:
Đầu tiên, bạn di chuyển người bệnh rối loạn tiền đình đến nơi có bóng dâm, an tĩnh, thoáng gió. Nếu ở trong nhà thì mở hết cửa sổ, nhưng không cho ánh nắng trực tiếp hắt vào người bệnh. Đặt người bệnh cố định ở một tư thế họ thấy thoải mái nhất và tránh không xoay người bệnh sang trái hay sang phải nhiều lần.
- Nếu bệnh nhân đang lái xe tốc độ cao thì cần ngừng lại ngay, nếu không càng làm các triệu chứng choáng váng thêm trầm trọng.
- Không nên lái xe hoặc di chuyển bệnh nhân nhanh và mạnh.
- Nếu bệnh nhân đang làm các việc quá sức nên dừng ngay.
- Dìu bệnh nhân vào nơi dâm mát, vào trong nhà hay dưới bóng cây to và tránh ánh nắng hay đèn chiếu vào bệnh nhân.
- Chọn nơi yên tĩnh, không có tiếng động to tránh bệnh nhân giật mình.
- Đặt người bệnh ở tư thế nằm ngửa.
- Nếu bệnh nhân buồn nôn và nôn thốc nôn tháo thì sau khi nôn hết phải cho uống nhiều nước để bù lại nước.
- Chuẩn bị ngay nước đường hoặc sữa nóng để bệnh nhân uống.
- Nếu không thể chuẩn bị nước đường hoặc sữa thì có thể cho ăn tạm socola, nước chanh, trà gừng, nước cam, kẹo….
- Xoa bóp trán cho bệnh nhân nhẹ nhàng bằng dầu gió, dùng 2 ngón tay trỏ day nhẹ xung quanh huyệt thái dương.
- Lúc này không được để bệnh nhân xúc động mạnh, nên giúp người bệnh thoải mái nhất có thể.
- Tránh để người bệnh tiếp xúc với những thực phẩm nặng mùi hoặc nơi có mùi khó chịu.
- Nếu đã thực hiện hết các bước trên mà người bệnh vẫn không đỡ thì hãy đưa người bệnh đến trạm y tế hoặc bệnh viện gần nhất.
Lưu ý: Tuyệt đối không tự ý truyền nước hoặc cho bệnh nhân uống thuốc mà không có toa của bác sĩ.
2. Hướng dẫn bài tập giúp ngăn cơn rối loạn tiền đình cấp
Trước đây, rối loạn tiền đình là căn bệnh chỉ gặp ở những người lớn tuổi, nhưng xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống càng cao, thì con người càng phải chịu nhiều áp lực. Áp lực học hành, điểm số, áp lực tiền bạc, cơm áo gạo tiền, áp lực gia đình, áp lực công việc, đồng nghiệp… Con người mải mê theo đuổi danh, vọng, thành tích mà ít quan tâm đến sức khỏe. Đó là lý do càng ngày càng có nhiều người bệnh rối loạn tiền đình.
Các triệu chứng của cơn rối loạn tiền đình thường đến không báo trước, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây khá nhiều bất tiện đến công việc, học tập, cuộc sống… Nếu nó thường xuyên xảy ra thì dễ khiến cả thể chất lẫn tinh thần của người bệnh đều mệt mỏi.
Để ngăn cơn tiền đình cấp và ổn định sức khỏe về lâu dài bệnh nhân cần luyện tập thường xuyên các bài tập nâng cao sức khỏe vùng tiền đình sau:
Bài tập cho vùng đầu và cổ:
- Ngửa đầu ra sau, sau đó chầm chậm di chuyển góc 180 độ, cúi đầu xuống, sau đó nghiêng đầu sang phải hết cỡ, giữ yên khoảng 2 giây và lặp lại như vậy với bên trái.
- Quay đầu từ trái sang phải, theo hình chữ O (khoảng 10-15 lần).
- Nằm ngửa trên một mặt phẳng, một tay đặt trên đỉnh đầu, một tay phía dưới cẳm, nhẹ nhàng vặn cằm về bên trái, rồi về bên phải, vặn phải có tiếng kêu răng rắc mới là tốt. Tiếp sau đó, bạn lồng các ngón tay với nhau đặt vào phía cổ sau gáy rồi kéo mạnh để phần cằm chạm ngực khoảng 5s (thực hiện 10 lần).
Bài tập xoa mặt, mắt, tay: Bạn chà xát hai bàn tay, siết mạnh vào nhau cho đến khi nóng ran nên, xoa đều vào mặt, di chuyển quanh hốc mắt và tai. Động tác này nhằm tác động vào các nút thần kinh vùng tai, mắt, mặt (thực hiện khoảng 10 lần).
Bên cạnh đó, chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học cũng sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, khôi phục được sức đề kháng, từ đó hỗ trợ thêm cho quá trình điều trị bệnh tiền đình để có kết quả tốt hơn.
Những món ăn người bệnh tiền đình nên dùng: Thịt bò, thịt lươn, hải sản, chim cút, nhãn, xoài, bơ….
Những món ăn không nên dùng: Người bị tiền đình thường có cơ thể yếu nhược nên tránh đồ ăn lạnh, đồ ăn cứng, thực phẩm có vị đắng…
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp với dùng các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên để nâng cao hiệu quả trị bệnh. Bảo Huyết Khang có nguồn gốc thiên nhiên, với 6 thành phần thảo dược quý để tạo nên bài thuốc hỗ trợ điều trị tiền đình, giảm các triệu chứng của chứng thiếu máu não hiệu quả.
- Cao khô bưởi bung
- Bột hạt sen
- Tinh chất Nghệ
- Mạch nha
- Mật ong
- Can Khương
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp thêm nhiều phương pháp khác nhau, xoa bóp để có hiệu quả điều trị bệnh rối loạn tiền, ngăn cơn rối loạn tiền đình cấp và ngăn tái phát.