Thời tiết đang chuyển dần về những ngày cuối Thu, mùa Đông đang dần gõ cửa. Hà Nội và các tỉnh khu vực phía Bắc có mùa Đông thường khắc nghiệt và buốt giá, nhiệt độ có lúc xuống dưới 10 độ C. Đây cũng là mùa mà bệnh chân tay lạnh ngắt phổ biến ở nhiều người, dù được giữ ấm đầy đủ thì căn bệnh này vẫn xuất hiện và gây không ít phiền toái cho bạn và gia đình. Hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh này ngay sau đây.
Tìm hiểu thêm: Tinh hàu biển OB đang giúp hàng triệu đàn ông Việt Nam lấy lại bản lĩnh “phòng the”. Xem ngay mua tinh hàu biển OB ở đâu chính hãng?
Nguyên nhân của chứng lạnh chân tay vào mùa đông
- Khí huyết không thông
Khi nhiệt độ bên ngoài môi trường xuống thấp, các thành mạch máu trong cơ thể dễ bị co lại và làm tắc nghẽn mạch máu. Máu không được bơm đủ đến tứ chi để nuôi dưỡng các tế bào, duy trì lượng thân nhiệt ổn định trên các đầu ngón tay, chân. Từ đó sinh ra hiện tượng chân tay lạnh ngắt.
- Chế độ ăn không đủ chất dinh dưỡng tạo máu
Cơ thể chúng ta thường phải đốt cháy nhiều năng lượng hơn để giữ nhiệt vào mùa đông. Việc để cơ thể bị đói, thiếu chất dinh dưỡng tốt cho máu như sắt, kẽm hoặc người đang có chế độ ăn kiêng kham để giảm cân sẽ làm thiếu hụt một lượng vitamin B12 rất cần thiết cho quá trình tái tạo các tế bào máu. Cơ thể bị sụt giảm số lượng hồng cầu và chân tay lạnh ngắt.
- Rối loạn nội tiết trong cơ thể
Đọc thêm: Giá bán tinh hàu biển OB bao nhiêu? Xem ngay để tránh bị “hớ”
Vài trường hợp phổ biến bị lạnh tay chân, khi đi khám tại các phòng khám, các bác sĩ đã phát hiện trong cơ thể bệnh nhân có nhiều căn bệnh liên quan đến nội tiết tố, là nguyên nhân chính của hiện tượng lạnh tay chân. Có ba loại bệnh chính thường gặp là suy tuyến giáp, huyết áp thấp và bệnh tim mạch.
Suy tuyến giáp: Thân nhiệt cơ thể được duy trì nhờ vào tuyến giáp trên cơ thể. Khi tuyến giáp suy yếu, cơ thể mệt mỏi và đi kèm các triệu chứng như tóc rụng nhiều, suy giảm trí nhớ, chân tay lạnh cóng vào mùa đông.
Huyết áp thấp: Người bệnh bị huyết áp thấp thường tập trung dòng máu vào phần thân của cơ thể nên lượng máu bơm đến tứ chi dễ bị thiếu hụt, dẫn đến tình trạng đầu các ngón chân, bàn tay lạnh cóng.
Người có bệnh tim mạch: Các hoạt động của hệ tuần hoàn sẽ bị suy giảm khi trời lạnh, lượng máu được bơm tới chân tay bị sụt giảm và dẫn tới hiện tượng chân tay lạnh ngắt.
Cách khắc phục bệnh chân tay lạnh về mùa đông
- Ngâm chân, ngâm tay vào nước ấm
Ngâm tay chân trong nước ấm khoảng 40-45 độ C trong thời gian 20-30 phút sẽ cải thiện tình trạng lạnh tay chân. Cũng có thể cho thêm gừng hoặc sả và kết hợp massage nhẹ nhàng để mạch máu lưu thông, cơ thể thư giãn hơn. Các bác sĩ cũng cho rằng việc ngâm chân tay bằng nước ấm trước khi ngủ sẽ giúp bạn có giấc ngủ sâu hơn và ngon hơn.
- Tăng cường vận động thể dục thể thao
Tiêu tốn calo bằng thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh hơn, đẩy lùi bệnh tật và cải thiện tình trạng lạnh tay chân. Cũng cần lưu ý trong quá trình luyện tập cần vận động vừa phải để tránh tình trạng mất quá nhiều nhiệt và nước.
- Đeo tất tay, tất chân giữ ấm đầy đủ
Dù bạn ở trong nhà hay đi ra ngoài thì cũng cần chuẩn bị đầy đủ các loại tất chân, tất tay để giữ ấm cho cơ thể. Bạn có thể lựa chọn chất liệu vài len để vừa giữ thân nhiệt tốt, vừa mềm mại khi sử dụng và tạo cảm giác khô thoáng, nhất là với những người bị bệnh hồ hôi chân tay.
- Bổ sung chế độ ăn đầy đủ
Bữa ăn hàng ngày về mùa lạnh thường cần được bổ sung nhiều calo hơn. Hãy dùng các loại thực phẩm giàu vitamin B12, sắt để bổ sung lượng hồng cầu trong máu, ăn đồ ăn lúc còn nóng để vừa được thơm ngon mà cơ thể lại dễ hấp thụ hơn.
- Làm việc điều độ và nghỉ ngơi hợp lý
Cuộc sống hiện đại khiến bạn phải bận rộn hơn, stress là điều rất dễ mắc phải. Hãy tập cho mình thói quen làm việc điều độ, nghỉ ngơi và thư giãn một cách hợp lý. Với những người có tính chất công việc thường ít vân động, ngồi một chỗ thì việc kết hợp thư giãn trong quá trình làm việc là điều rất cần thiết. Nếu cảm thấy quá lạnh, hãy cọ xát tay chân vào nhau để thúc đẩy tuần hoàn máu, làm ấm thân nhiệt cơ thể.
Đọc thêm: Khách hàng đánh giá tinh hàu biển OB như thế nào?