Đẳng sâm là một vị thuốc quý có rất nhiều công dụng mà đặc biệt lại rất rẻ tiền của người Việt. Trong một số trường hợp, đẳng sâm còn được dùng để thay thế nhân sâm trong việc điều trị bệnh. Vậy đẳng sâm là gì? Đẳng sâm có tác dụng gì? Những ai nên sử dụng đẳng sâm?… cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây.
1. Đẳng sâm là gì?
Đẳng sâm còn có nhiều tên gọi khác là Đảng sâm, Sâm dây, Thượng đảng nhân sâm,… có tên khoa học là Campanumoea javanica Blume, họ Hoa chuông (Campanulaceae). Là thực vật thân quấn, sống lâu năm, đảng sâm được sử dụng phổ biến làm thuốc, làm thực phẩm, đồ uống. Tại Việt Nam, đảng sâm xuất hiện nhiều ở một số vùng núi cao miền Tây Bắc.
Theo công bố khoa học, có khoảng 44 loài đẳng sâm khác nhau và được chia thành 5 loại: Đông đẳng sâm, Tây đẳng sâm, Lộ Đẳng sâm, Bạch đẳng sâm và Điều đẳng sâm.
Đẳng sâm được đánh giá cao về dược lý và y học, sánh ngang với nhân sâm, phù hợp với cả nam và nữ giới.
2. Đặc điểm chính của đẳng sâm
– Rễ cây đẳng sâm có hình trụ dài, phân nhánh, đường kính có thể đạt từ 1,5 – 2cm . Đầu rễ phình to có nhiều vết sẹo lồi của thân cũ. Thường chỉ có một rễ trụ mà không có rễ nhánh. Sau khô thì rễ có màu vàng, có nếp nhăn.
– Thân mọc thành từng cụm vào mùa xuân, bò trên mặt đất hay leo vào cây khác. Thân màu tím sẫm, có lông thưa, phần ngọn không lông.
– Lá mọc cách hình trứng hay hình trứng tròn. Đuôi lá nhọn, phần gần cuống hình tim, màu xanh hơi pha vàng, mặt trên có lông 4cm.
– Hoa màu xanh nhạt, mọc riêng ở kẽ nách lá, có cuống dài 2-6cm. Lúc sắp rụng trở thành màu vàng nhạt, chia làm 5 thùy, nhụy 5, chỉ nhụy hơi dẹt, bao phấn đính gốc.
– Quả bổ đôi, hình chùy tròn, 3 tâm bì, đầu hơi bằng, có đài ngắn, lúc chín thì nứt ra.
3. Đẳng sâm có tác dụng gì?
Theo thống kê, đẳng sâm có đến hơn 20 tác dụng cơ bản khác nhau, từ hỗ trợ sức khỏe và vẻ đẹp, kéo dài tuổi thọ cho đến cả tăng cường sinh lý của cơ thể.
– Đẳng sâm tăng cường sinh lý: Công dụng được ghi nhận từ lâu đời của đẳng sâm chính là tăng cường sinh lý, đặc biệt khi uống rượu đẳng sâm.
– Đẳng sâm làm đẹp: Đẳng sâm là lựa chọn thông minh trong việc cải thiện vẻ rạng rỡ của khuôn mặt và sự mịn màng, tươi sáng, hồng hào của làn da. Nhờ chứa các chất chống oxy hóa, đẳng sâm chống lão hóa, giúp làm chậm quá trình lão hóa, kéo dài vẻ đẹp thanh xuân.
– Đẳng sâm giải độc: Nhờ chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu, đẳng sâm giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Từ đó làm giảm stress, tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần.
– Đẳng sâm chữa bệnh: Nghiên cứu y học hiện đại chỉ ra công dụng của đẳng sâm hỗ trợ điều trị tiểu đường, ung thư, bảo vệ tế bào gan. Đây cũng là loại thuốc hữu hiệu chữa ho do phổi yếu, bổ phổi. Đẳng sâm cũng góp mặt trong các vị thuốc điều hòa huyết áp, tim mạch.
– Dùng đẳng sâm tăng cường sức khỏe: Tác dụng bổ dưỡng nói chung của đẳng sâm là giúp tăng hệ miễn dịch của cơ thể. Đẳng sâm giúp cơ thể tăng sản xuất hồng cầu, do đó là vị thuốc bổ máu. Đây cũng là lựa chọn tốt để hỗ trợ phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật; cải thiện hệ tiêu hóa; nâng cao thị lực.
Cách tốt nhất để biết được tác dụng của đẳng sâm chính là việc bạn thực sự ‘trải nghiệm’ sản phẩm. Theo giới nghiên cứu, trong nhiều trường hợp, tác dụng của đẳng sâm còn được đánh giá cao hơn cả nhân sâm.
4. Cách dùng đơn giản nhất của đẳng sâm
Có hai cách phổ biến để khai thác công dụng của đẳng sâm là ngâm rượu hoặc sắc (đun) uống.
Đẳng sâm ngâm rượu
– Tác dụng của đẳng sâm ngâm rượu
- Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe khoắn nhất là người ốm dậy hồi phục rất nhanh
- Hỗ trợ chức năng hệ tiêu hóa
- Tăng cường lưu thông và tuần hoàn máu
– Cách ngâm rượu
Sử dụng đẳng sâm khô, cho lên bếp sao thơm. Đổ rượu vào tráng qua 1 lượt. Ngâm đẳng sâm trong bình thủy tinh, tối thiểu 1 tháng có thể dùng được.
Rượu đẳng sâm đạt chất lượng tốt nhất khi có màu cánh gián với mùi thơm nồng cùng vị ngọt dễ uống. Tốt nhất nên uống 1-2 ly rượu đẳng sâm/ngày vào trưa và tối.
Đun/sắc nước uống
Sử dụng từ 20-30g đẳng sâm cùng 0,5 lít nước, đun trong khoảng 20-30 phút là được. Thêm đường và đá vào nước đẳng sâm để dễ uống hơn.
Các cách chế biến đẳng sâm khác
Ngoài 2 cách trên, đẳng sâm còn được kết hợp với các vị thuốc Đông y, các thực phẩm khác để dùng trong chế biến món ăn – bài thuốc. Ví dụ như đẳng sâm và long nhãn giúp giảm ho, long đờm; đẳng sâm và đại táo trị thiếu máu, suy nhược cơ thể; đẳng sâm và gà ác: bồi bổ cơ thể;…
5. Những lưu ý khi sử dụng đẳng sâm
Lưu ý khi sử dụng đẳng sâm
- Cần bảo quản đẳng sâm ở nơi khô ráo, thoáng mát, không ẩm thấp. Sâm khô bảo quản trong tủ lạnh được 1 năm.
- Không nên sử dụng vào ban đêm vì sẽ gây khó ngủ.
- Khi ngâm rượu sâm, bạn nên dùng đồ thủy tinh, sành sứ, không nên dùng đồ nhựa, thủy tinh.
Lưu ý khi chế biến và sử dụng Đẳng sâm
- Nên sử dụng đẳng sâm đúng liều lượng chỉ định, không được quá lạm dụng.
- Không được uống trà trong quá trình sử dụng đẳng sâm vì sẽ làm mất tác dụng của sâm.
- Không được ăn đồ hải sản và củ cải sau khi dùng đẳng sâm vì đẳng sâm đại bổ khí, còn hải sản và củ cải đại hạ khí, hai thứ sẽ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người sử dụng.
- Người bị đầy bụng, chướng bụng, đau bụng, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 10 tuổi không nên dùng Đẳng sâm.
6. Những đối tượng có thể sử dụng đẳng sâm
Đẳng sâm là loại thảo dược lành tính, không gây tác dụng phụ do đó phù hợp sử dụng cho nhiều đối tượng:
– Người trưởng thành muốn tăng cường sức khỏe, người lớn tuổi muốn bồi bổ cơ thể, người mới ốm dậy, người gầy yếu cần phục hồi cơ thể.
– Người hoạt động trí óc nhiều cần giảm stress và căng thẳng, người lao động chân tay nặng nhọc cần thư giãn cơ bắp.
– Người bị thiếu máu hoặc khí huyết kém; người xanh xao, bị bệnh tất, người yếu sức sử dụng đẳng sâm giúp cải thiện đáng kể sức khỏe.
– Người yếu sinh lý muốn cải thiện đời sống chăn gối ở cả nam và nữ. Đặc biệt chị em ở vào giai đoạn tiền mãn kinh nên sử dụng đẳng sâm.
– Phụ nữ muốn có làn da trắng hồng, mịn màng, trẻ trung, giảm đốm, nám cũng có thể sử dụng đẳng sâm như loại đồ uống hàng ngày.
7. Hình ảnh phân biệt Đẳng sâm
Những hình ảnh dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết một cách chính xác Đẳng sâm để không bị nhầm với những dược liệu khác.
8. Loại cây dễ bị nhầm lẫn với Đẳng Sâm
Cây thương lục: là loại cây có độc tính, có thể gây chết người nếu sử dụng sai cách, hay bị nhầm với Đẳng sâm nhất, do có hình dáng khá giống nhau.
Ngộ độc vì nhầm “Đẳng sâm” với cây thuốc độc
👉Mới đây nhất, tại TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai đã xảy ra vụ ngộ độc rượu do ngâm phải cây thương lục khiến 6 người phải nhập viện trong tình trạng: nôn mửa, choáng váng và tiêu chảy.
Qua xét nghiệm, nguyên nhân là do 6 người này đã uống phải rượu có ngâm củ cây thương lục, trong khi kết quả xét nghiệm các loại thực phẩm khác đều âm tính và đạt giới hạn cho phép.
Mấy năm gần đây, ở các tỉnh trong nước có nhiều người tuyền tai nhau về cây đẳng sâm trồng rất nhanh cho thu hoạch mà lại có tác dụng không hề kém nhân sâm. Và đây không phải là trường hợp đầu tiên bị nhầm lẫn dẫn đến tình trạng ngộ độc như thế này.
👉Trường hợp của anh Nguyễn Trường Cao trú tại Hoàng Mai, Hà Nội bị đau bụng dữ dội phải vào viện cấp cứu vì ngộ độc. Trong bữa cơm cả gia đình ăn mọi người không ai bị, anh Cao chỉ khác là uống hai ly rượu “đẳng sâm” được bạn cho từ mấy tháng trước anh để dành đến hôm mang ra uống thử thì bị đau bụng luôn.
Ngay sau đó anh Cao được đưa đi cấp cứu và bác sĩ nghi ngờ anh bị ngộ độc. Khai thác thông tin từ người nhà và anh Cao, tiếp đó là mang bình ngâm rượu sâm đến bệnh viện thì bác sĩ chẩn đoán đây là củ thương lục một loại củ giống đẳng sâm chứ không phải là đẳng sâm.
Trường hợp của anh Cao không phải là hiếm, tại các địa phương khác trong cả nước rất nhiều nơi ghi nhận có bệnh nhân bị ngộ độc bởi củ sâm lạ này.
👉Gia đình bà Nguyễn Thị Hạnh tại Nam Trực, Nam Định được người bà con cho giống cây sâm về trồng. Bà Hạnh rất thích, chăm sóc rất chu đáo và gần 1 năm sau đó đào sâm lên để ngâm rượu làm thuốc bổ uống.
Bà Hạnh đào được cả rổ củ sâm mang đi rửa sạch, nhìn thấy miếng sâm tươi do chính tay mình trồng và chăm sóc khiến bà Hạnh vui sướng và giữ lại 1 miếng để dành ăn tươi với mật ong.
Khi cắt lát củ sâm này ra để ngâm với mật ong. Bà Hạnh chỉ lấy đầu lưỡi nếm thử thì khoảng nửa tiếng sau bà bị nôn ói, tim đập nhanh và khó thở.
Gia đình vội vàng đưa bà đi cấp cứu, bác sĩ chẩn đoán bà bị ngộ độc thực phẩm và bà Hạnh kể mình vừa thử lát sâm nhà trồng ngoài ra chưa ăn gì khác lạ.
Mang củ sâm của bà Hạnh đến khoa đông y của bệnh viện, bác sĩ cho biết đây là củ độc chứ không phải củ sâm gì. Bà Hạnh kể củ này ở quê bà nhiều người trồng để ngâm rượu.
👉Tại Hà Nội, loại củ hao hao giống hình củ sâm này được nhiều người bán rong lẫn cùng với củ đinh lăng, ba kích để bán cho các tín đồ thích ngâm rượu các loại củ.
👉Tiến sĩ Phạm Việt Hoàng – PGĐ Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết, ông từng gặp người còn mang cả củ sâm đến hỏi ông là sâm gì. Vì người đàn ông này mua của một người lạ rao bán củ sâm ly trồng ở dãy Trường Sơn với giá 2 triệu đồng. Vì thấy mùi giống sâm nên người đàn ông này mua về dùng.
TS Hoàng cho biết khi tìm hiểu ra thì bác sĩ đã chẩn đoán ngay đây là củ thương lục không phải đẳng sâm như người ta vẫn nói.
Cách phân biệt với cây thương lục
Thương lục là loài cây sống nhiều năm, thân hình trụ nhẵn, màu xanh lục, ít phân nhánh, lá mọc so le, phiến xoan ngược to, dài 12 – 25cm, rộng 5 – 10 cm, cuống lá 3cm, đầu lá nhọn tù, gốc lá nhọn. Thương lục trưởng thành có cây cao hơn 1m, củ mập, sau khoảng 8 tháng củ có thể to cỡ cổ tay người lớn. Thương lục có chùm hoa đối diện với lá nhưng không gắn trước lá, cao 15 – 20cm, 5 lá đài trắng, hình cầu dẹt, hạt đen, dẹp, hình thận hay tròn (Theo từ điển cây thuốc Việt Nam – Võ Văn Chi).
Chính vì đặc tính dễ trồng, mau lớn, có hình dạng bên ngoài và mùi vị sau khi ngâm rượu rất giống với mùi sâm nên nhiều người đã đào rễ, cắt lát, phơi khô hoặc để cả củ (như hình) dùng ngâm rượu để uống mà hoàn toàn không hay biết là mình đang đưa các chất độc vào cơ thể.
9. Gợi ý những món ăn cực tốt cho sức khỏe từ đẳng sâm
Theo Đông y, đẳng sâm có vị ngọt, tính bình, vào kinh tỳ và phế. Có tác dụng bổ trung, ích khí, kiện tỳ, sinh tân, dưỡng huyết. Dùng cho các trường hợp tỳ vị hư nhược, khí huyết hư, cơ thể mệt mỏi vô lực, ăn kém, đại tiện lỏng, sa trực tràng, sa tử cung, sa dạ dày ruột, nam yếu sinh lý. Sau đây là một số món ăn thuốc có đẳng sâm:
– Thượng đẳng sâm cao: đẳng sâm 500g, sa sâm 250g, long nhãn 125g. Các vị thuốc sắc 3 lần lấy nước, bỏ bã, nấu cao lỏng (tỷ lệ 1/1). Mỗi lần uống 20ml với nước đun sôi để ấm, khi đói. Dùng tốt cho người suy nhược, cơ lực suy giảm, ho khan ít đờm.
– Sâm kỳ khiếm thực trư thận thang: cật lợn 1 quả, đảng sâm 20g, hoàng kỳ 30g, khiếm thực 30g. Cật lợn bóc màng, rạch mở, rửa sạch. Dược liệu cho vào túi vải. Tất cả nấu nhừ, thêm gia vị. Ăn trong ngày. Thích hợp cho người viêm thận có protein niệu.
– Sâm quy sơn dược trư tâm thang: đẳng sâm 30g, đương quy 10g, sơn dược 20g, tim lợn 200g. Tim lợn bóc màng rửa sạch, thái lát. Các dược liệu sắc lấy nước, bỏ bó; nấu tim lợn trong nước sắc đến nhừ, thêm gia vị vừa ăn. Chia ăn 1 – 2 lần trong ngày. Chữa tim hồi hộp, khó thở, suyễn, mệt mỏi, choáng váng.
– Cháo sâm kỳ đại táo: sinh hoàng kỳ 30g, đẳng sâm 30g, cam thảo 12g, gạo tẻ 100g, đại táo 10 quả. Các dược liệu sắc lấy nước; cho gạo tẻ vo sạch và đại táo vào nấu cháo. Chia 2 lần ăn trong ngày. Dùng tốt cho người khí hư phát nhiệt.
– Hải sâm xào đẳng sâm kỷ tử: hải sâm 200g, đẳng sâm 16g, kỷ tử 12g, hành 15g, gừng tươi 10g, tỏi 5g và gia vị vừa đủ. Đẳng sâm, kỷ tử sắc lấy nước bỏ bã. Hải sâm nhúng với nước sôi, cắt khúc, rửa sạch, xào tái với gừng, hành, ớt, tiêu, sau đó cho nước sắc và gia vị khác, om đến khi nước sền sệt, cho bột ngọt trộn đều. Thích hợp cho người suy nhược, đầu váng mắt hoa, đau lưng mỏi gối, tiểu tiện nhiều lần, nam giới di tinh liệt dương, hư nhược.
– Rượu đẳng sâm tắc kè: đẳng sâm 40g, tắc kè 12g, huyết giác 2g, trần bì 2g, tiểu hồi 1g, rượu 35 độ 500ml. Dược liệu cắt nhỏ, ngâm rượu 30 ngày là được. Ngày uống 1 – 2 lần, mỗi lần 30ml. Chữa thận suy, đau lưng mỏi gối, đái dắt, cơ thể suy nhược.
– Trà đảng sâm đại táo: đảng sâm 15g, đại táo 20 quả. Đảng sâm thái mỏng, đại táo xé; hãm trong nước sôi khoảng 30 – 45 phút, uống và ăn cả sâm táo. Dùng cho người huyết hư thiếu máu, suy nhược cơ thể.
Kiêng kỵ: người có thực hỏa, nhiệt thịnh không dùng. Không dùng chung đảng sâm với củ cải và uống trà đặc.
– Thịt bò hầm đẳng sâm, hoàng linh, gừng tươi. Đây được xem như một vị thuốc giúp thai phụ bổ khí kiện tỳ, dưỡng huyết an thai. Nó được dùng nhiều trong các trường hợp thai phụ bị huyết hư có các triệu chứng như hoa mắt chóng mặt, hồi hộp trống ngực, mệt mỏi, ngủ kém hay mê, sắc mặt nhợt nhạt, thai nhi chậm phát triển
Nguyên liệu: Thịt bò, đẳng sâm, hoàng tinh, gừng. Thịt bò tươi mua về thái lát mỏng, các vị khác rửa sạch sau đó cho tất cả vào nồi đổ thêm nước vừa đủ, hầm nhừ tầm 2-3 giờ là được, cho thêm gia vị vừa ăn.
– Hàu hầm đẳng sâm. Nguyên liệu: Long nhãn khô, đẳng sâm, thịt hàu, đường phèn. Long nhãn rửa sạch, đảng sâm rửa sạch cắt khúc, thịt hàu rửa sạch thái nhỏ
Cho tất cả vị thuốc trên vào nồi rồi cho đường phèn vào, đổ 300 ml nước đun sôi, vặn nhỏ lửa hầm 30 phút là dùng được. Mỗi ngày ăn một lần. Món ăn có tác dụng bổ khí huyết, chữa chứng mất ngủ, khí hư, xuất tin.h sớm
– Gà ác hầm đẳng sâm: Gà ác là một loại thực phẩm tốt cho phụ nữ, gà ác kết hợp với các vị thuốc đông y là một món ăn giúp bồi dưỡng cơ thể, ích khí, hòa huyết.
Nguyên liệu: Gà ác, đảng sâm, bạch thược, hoàng kỳ, cam thảo, hành, muối, tiêu xay. Rửa đảng sâm, cam thảo, bạch thược, hoàng kỳ cho sạch để ráo. Cho 4 chén nước vào siêu cùng với các thứ thuốc trên. Sắc còn hai chén, lấy nước để hầm với gà. Rửa hành lá cho sạch, cọng hành trắng giã nhuyễn, lá hành cắt khúc, để sẵn. Đem gà làm sạch lông, bỏ bộ lòng, rửa sạch để ráo
Sau đó ướp với cọng giã nhuyễn, tí muối và chút tiêu. Lấy 2 chén nước thuốc đổ vào nồi cùng với gà đã ướp và một chén nước đủ để hầm, nấu cho nước thật sôi. Kế đó hạ lửa nhỏ lại để riu riu, hầm khoảng 2 giờ cho thịt gà chín rụng cả xương, nêm lại cho vừa miệng rồi thả hành lá cắt khúc và rắc tí tiêu vào cho có mùi thơm là ăn được.
8. Nên dùng đẳng sâm khô hay tươi tốt hơn?
Cả hai loại đẳng sâm khô và tươi đều tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên đẳng sâm tươi dễ bị hư hỏng, dập nát hoặc biến chất nếu bảo quan và vận chuyển không đúng cách. Đẳng sâm khô dễ bảo quản hơn, có thể giữ được trong vòng 1 năm hoặc lâu hơn.
Tuy nhiên nếu muốn tìm sự khác nhau giữa chế phẩm khô và tươi của đẳng sâm, bạn nên biết rằng thành phần chất của đẳng sâm khô vẫn được giữ nguyên sau khi phơi sấy. Đặc biệt hơn, sau quá trình chế biến, ở đẳng sâm khô còn xuất hiện thêm các chất hữu ích khác mà đẳng sâm tươi không có được.
Ngoài ra, nếu dùng để ngâm rượu đẳng sâm, lựa chọn sâm khô là tốt hơn vì nó giúp tăng hương vị của đặc trưng và màu sắc của loại rượu này.
9. Giá bán đẳng sâm là bao nhiêu?
Đẳng sâm giá bao nhiêu có lẽ là điều mọi khách hàng đều quan tâm khi tìm mua sản phẩm này. Thực tế trên thị trường hiện nay giá bán đẳng sâm rất khác nhau, tùy thuộc vào chất lượng đẳng sâm cũng như cơ sở cung cấp.
Thông thường giá của đẳng sâm khô đạt chất lượng dao động trong khoảng trên dưới 350.000 đồng/kg. Nếu bạn tiếp cận được mức giá rẻ bất ngờ, bạn nên xem lại một vài vấn đề như:
– Chất lượng sản phẩm: bao bì đóng gói có đảm bảo không? Có đầy đủ nhãn mác, xuất xứ, hạn sử dụng không?
– Nhà cung cấp: Nhà sản xuất và cung cấp đẳng sâm có uy tín không?
Cách tốt nhất để tìm mua đẳng sâm với giá hợp lý và đảm bảo chất lượng là tìm đến cơ sở cung cấp sản phẩm uy tín. Tuyệt đối không ham giá rẻ mà mua đẳng sâm kém chất lượng.
Quý khách quan tâm đến sản phẩm có thể tìm mua tại Phan Gia có địa chỉ tại Số 123 Trường Trinh, TP. Hải Dương, điện thoại: 0962566844 Hoặc đăng ký mua hàng online theo mẫu dưới đây [contact-form-7 id=”4215″ title=”dangsam”] |