Sau sinh không ít mẹ bị tắc sữa, ít sữa và vội vã tìm đến thuốc kích sữa. Tuy nhiên cũng có chị em băn khoăn về tác dụng phụ của thuốc. Vậy có nên dùng thuốc kích sữa hay không, nếu không dùng thì cách nào lợi sữa an toàn. Câu trả lời sẽ được hé lộ dưới đây.
Xem thêm: Mabio bí quyết trị tắc sữa, mất sữa, tăng chất và lượng sữa mẹ không lo tác dụng phụ
1.Thuốc kích sữa là gì?
Thuốc kích sữa thực chất là thuốc có khả năng kích thích cơ thể người mẹ tiết ra hormone prolactin và oxytocin. Chúng giữ vai trò không thể thiếu trong quá trình sản xuất sữa mẹ. Prolactin giúp cho việc sản xuất sữa thuận lợi còn oxytocin thì giúp giải phóng sữa hay bài xuất sữa.
Một số chị em lần đầu làm mẹ thường lo lắng bỗng dưng sữa bị giảm dần. Tuy nhiên việc càng lo lắng thì sữa càng ít đi vì stress ảnh hưởng rất lớn tới việc tiết sữa. Thế nhưng thay vì tìm các cách lợi sữa tự nhiên an toàn thì các mẹ lại vội tìm đến thuốc kích sữa.
Vậy thì trước hết các mẹ cần biết lợi hại của các loại thuốc này. Thuốc kích sữa nào có thể dùng và hạn chế dùng, tránh dùng nhé.
2.Các loại thuốc kích sữa không nên dùng
Sở dĩ nói không nên dùng vì hẳn là nó không tốt cho mẹ và bé rồi. Nhưng các mẹ vẫn cần được phân tích để hiểu kỹ hơn lý do.
Có một số loại thuốc gây ức chế các thụ thể dopamine tại vùng dưới đồi ở não. Từ đó nó có thể làm tăng tiết prolactin (hormone tạo sữa) từ tuyến yên, từ đó sữa được sản xuất nhiều hơn. Cách này được xem là có tác dụng với mẹ thiếu sữa do prolactin không đủ cao tuy nhiên mẹ vẫn có đủ số lượng nang tạo sữa.
Theo đó một số thuốc an thần dạng mạnh dùng để trị bệnh tâm thần phân liệt, có tác dụng đối kháng dopamine, từ đó cũng có tác dụng kích thích việc tạo sữa.
Tuy tác dụng về mặt lợi sữa của các loại thuốc này là thật nhưng tác hại của nó thì cũng không thể xem nhẹ. Nó có thể gây co giật, ưỡn người (như bị động kinh). Đặc biệt là nồng độ cao của thuốc này nếu được bài tiết vào sữa mẹ thì có thể gây hại cho bé bú. Vì vậy loại thuốc này hoàn toàn không được các bác sĩ dùng với mục đích tăng tiết sữa.
Ngoài ra, một số thuốc khác cũng có tác dụng tăng tiết sữa mẹ nhưng không được bác sĩ chỉ định dùng với mẹ cho con bú. Lý do vì lợi bất cập hại, tác dụng phụ nguy hiểm. Đó là các thuốc methyldopa trị cao huyết áp, thuốc theophyllin trị hen suyễn.
3.Các loại thuốc kích sữa rất thận trọng khi dùng
Metoclopramide cùng với domperidone từng được sử dụng để kích sữa nhưng nay phải dùng một cách rất thận trọng.
Thuốc metoclopramide với liều lượng thường sử dụng từ 10-15mg, 3 lần/ ngày, tác dụng tăng bài tiết sữa sau 3 – 4 ngày.
Thuốc domperidone kích thích việc bài tiết prolactin. Theo một số nghiên cứu, domperidone có thể tăng thể tích sữa khoảng 45% sau khi dùng 7 ngày. Nồng độ thuốc trong sữa cũng rất nhỏ, khoảng 1,2 mg/ml.
Domperidone đã từng được coi là an toàn hơn metolclopramide. Lý do là vì nó không qua hàng rào máu não nên không gây tác dụng phụ của hệ thần kinh để gây nên tác dụng phụ ngoại tháp.
Trước đây, các bác sĩ thường hay chỉ định domperidone với bà mẹ cho con bú. Lý do vì thuốc vừa chữa khó tiêu ở mẹ vừa giúp tiết sữa nhiều hơn.
Tuy vậy hiện nay nghiên cứu đã phát hiện thuốc này có tác dụng phụ bất lợi cho tim mạch. Do vậy domperidone chỉ được sử dụng trị buồn nôn và nôn, chứ không dùng trị chứng khó tiêu nữa.
Tác dụng gây kích thích tiết sữa từng được ghi nhận với một số thuốc song tới nay việc chỉ định chính thức thì chưa có.
Vì vậy bác sĩ có thể dùng thuốc kích thích làm tiết sữa như là chỉ định ngoài nhãn. Nhưng chỉ ở trường hợp thấy quá cần thiết đồng thời có cân nhắc rất kỹ lợi ích hơn hẳn có hại.
Do vậy đối với chị em đang cho con bú nếu muốn dùng các thuốc kích thích tiết sữa thì phải có tư vấn của bác sĩ. Điều này là không thể bỏ qua để an toàn cho cả mẹ và bé. Tuyệt đối không nghe theo truyền miệng mà sử dụng bất kỳ loại thuốc kích sữa nào.
Xem thêm: Viên uống lợi sữa Mabio hết tắc sữa, sữa nhiều, sữa đặc bé bú no nê
4.Cách lợi sữa an toàn không cần thuốc kích sữa
Như đã nói ở trên thì sự tổng hợp, sự bài tiết sữa ở người mẹ cho con bú được điều hòa, kiểm soát chính nhờ prolactin.
Trong 2 tuần đầu sau sinh con, nồng độ hormone này sẽ tăng cao nhất để có được sự bài tiết sữa. Tiếp sau đó nồng độ sẽ giảm dần và rồi về mức bình thường sau khoảng 6 tháng. Việc tăng hay giảm nồng độ hormone prolactin ở trong máu chính là yếu tố quyết định đến sự bài tiết sữa.
Trước khi tính tới chuyện dùng thuốc kích sữa, mẹ hãy thực hiện các cách lợi sữa tự nhiên. Quan trọng nhất là cho con bú thường xuyên, bú đúng cách. Thực hiện mát-xa ngực. Ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái.
Có thể ăn thêm một số thực phẩm tốt cho việc tiết sữa hoặc dùng một số loại viên uống lợi sữa tự nhiên. Điều cần chú ý là viên uống thảo dược nguồn gốc tự nhiên nhưng cần có nguồn gốc xuất xứ, thành phần rõ ràng. Tuyệt đối không dùng thảo dược bán trôi nổi trên thị trường.
Xem thêm: Lợi sữa mabio tốt không so với cách lợi sữa tự nhiên khác?