Bú sữa mẹ bị táo bón là vấn đề rất nhiều mẹ quan tâm. Bởi lẽ nó gây cho bé những khó chịu và khiến mẹ lo lắng không ngừng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích về vấn đề này để chăm sóc bé tốt hơn.
Xem thêm: Cốm lợi sữa mabio có tốt không, có tác dụng phụ không?
1. Thế nào được gọi là bú sữa mẹ bị táo bón
Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thường có thể chỉ đánh hơi nhưng không đi đại tiện trong khoảng vài ba ngày là bình thường. Tuy nhiên đó là trong trường hợp phân của bé vẫn mềm. Còn nếu trong 5-6 ngày liền bé không đi đại tiện được, hoặc đi được mà phân khô rắn, làm cho bé đau đớn và quấy khóc thì mẹ cần xem lại vấn đề.
Về hình thái phân
Có thể nói ở bé sơ sinh, tình trạng táo bón được xem xét dựa vào hình thái phân của bé hơn là số lần đi ngoài.
Nếu phân của bé ở hình thái cứng, có khuôn nhỏ như phân dê, hoặc là nếu phân khá lớn và chắc, khó tống ra được thì có thể xem là bị táo bón.
Thường thì một số mẹ coi bé bị táo bón khi mà phân cứng và bé phải rặn nhiều. Nhưng thực tế việc rặn để tống phân mề ra thì chưa hẳn kết luận bé bị táo bón.
Tần suất đi ngoài của bé sơ sinh bú sữa mẹ
Với bé sơ sinh bú mẹ hoàn toàn cho đến lúc 6 tháng tuổi thì thường ít bị táo bón.
Bé từ 1-2 tháng tuổi thì thường đi đại tiện khoảng 1 – 2 lần mỗi ngày. Tuy nhiên càng về sau sẽ bắt đầu đi ít hơn. Có bé cả tuần đi 1-2 lần. Miễn là phân có chứa nước hoặc phân mềm thì được coi là phân bình thường, không bị táo bón.
Hẳn mẹ sẽ thắc mắc vì sao bé bú sữa mẹ đi lại ít đi ngoài như vậy? Lý do vì sữa mẹ dễ tiêu hóa mà không có nhiều chất cặn bã còn lại để tạo phân. Còn đương nhiên khi mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm, ăn thức ăn rắn thì tần suất đi ngoài của bé sẽ thay đổi. Trẻ đi đại tiện với tần suất nhiều hơn và phân sẽ cứng hơn.
Khi nào việc đi ngoài không thường xuyên là vấn đề?
Có một số trường hợp bé bú sữa mẹ không đi ngoài thường xuyên sẽ bị coi là tình trạng bệnh lý, gồm:
Bé rất ít đi ngoài trong 1 tháng đầu đời: Có thể là 1 dấu hiệu cho thấy trẻ không có đủ sữa mẹ để bú. Với trường hợp này thì thường kèm theo các dấu hiệu trẻ đang giảm cân hoặc không tăng cân và có thể sẽ không có đủ số lượng tã bị ướt thải ra.
Cách đơn giản để cải thiện chất lượng sữa mẹ, sữa mẹ dồi dào thơm mát đủ cho bé bú no. XEM NGAY
Trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên: Trẻ không tăng cân hoặc chậm tăng cân, cũng có thể là 1 dấu hiệu cho thấy bé bú không đủ, phát triển không ổn hoặc có vấn đề y tế khác.
Bé sơ sinh không đi ngoài phân su ở những ngày mới chào đời. Tình huống này có thể là 1 dấu hiệu của Hirshsprungs. Bệnh này tuy không phổ biến và chỉ khoảng 1/5.000 trẻ sơ sinh mắc. Tình trạng táo bón ở bệnh này thường xuất hiện tầm cuối tháng đầu sau khi bé sinh ra.
2. Cách xử lý táo bón ở bé sơ sinh bú sữa mẹ
Thay đổi chế độ ăn uống cho trẻ
Với bé đang bú sữa mẹ thì nên có sự thay đổi về chế độ ăn uống của mẹ. Cần cho bé ăn kết hợp với thực phẩm giàu chất xơ nhằm hỗ trợ để cải thiện hệ tiêu hóa cho bé.
Với bé đang ở giai đoạn ăn dặm thì việc thay đổi chế độ dinh dưỡng là dễ dàng hơn. Mẹ nên cho bé ăn món giàu chất xơ và khoáng chất. Đặc biệt cho bé uống nhiều nước. Việc này làm phân trong cơ thể trẻ mềm ra giúp bé đào thải ra ngoài hơn.
Ngâm hậu môn với nước ấm
Cách này cũng giúp trị táo bón khá hiệu quả nhất là với bé lười ăn, hay quấy khóc. Nước ấm giúp kích thích cơ vòng hậu môn, từ đó giúp bé dễ đi ngoài hơn. Ngâm hậu môn của trẻ vào nước ấm khoảng 1 – 2 lần/ngày, từ 5-10 phút/lần.
Massage bụng cho bé
Mẹ chụm 3 ngón tay giữa lại, đặt trên vùng bụng xung quanh rốn bé. Xoa nhẹ và ấn vừa đủ để mẹ cảm thấy hơi cứng theo sự chuyển động tròn xung quanh rốn bé. Cách này giúp thức ăn khó tiêu còn lại trong bụng trẻ sẽ mềm ra, chuyển động xuống hậu môn. Làm mỗi lần 3 phút.
Cho bé uống nước ép quả
Nước ép quả giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Dưỡng chất bổ ích từ các loai quả tươi cũng là cách tăng cường sức khỏe cho bé.
Cách chọn viên uống lợi sữa tốt nhất các mẹ phải biết để bé tránh tình trạng táo bón.