Trong y học cổ truyền, nhung hươu từ lâu đã được coi là vị thuốc vô cùng quý giá được dùng để trị một số bệnh liên quan đến sức khỏe sinh sản, đến cơ thể người. Vậy tác dụng của nhung hươu thần kỳ đến mức nào mà ai cũng muốn có được?
Nên hiểu về nhung hươu như thế nào?
Được gọi bằng cái tên khác là nhung lộc, nhung hươu nai là sừng của con hươu đực. Nhung hươu sẽ mọc vào mùa xuân, sau khi chiếc sừng cũ của chúng bị rụng (hoặc cưa bớt đi) vào mùa hạ. Sừng mới mọc rất mềm, bên ngoài mặt có chứa đầy lông, mềm như nhung và bên trong có chứa nhiều mạch máu. Nhung hươu lúc này chưa phân nhánh hoặc đã có nhánh, nó còn được gọi là nhung yên ngựa (do nó mới bắt đầu phân nhánh, vẫn còn ngắn, bên dài bên ngắn chưa cân đối).
Có thể nói, huyết nhung và nhung yên ngựa là quý nhất. Sau khi được cắt xong, nhung phải được chế biến ngay, để lâu dễ bị thối rữa. Thành phần hóa học của nhung hươu gồm: canxi phosphas, chất keo, protid, kích tố (pentocrin, estosteron), acid amin (hơn 17 loại), canxi cacbonat.
Để không bị mua phải nhung giả và phát huy được hết tác dụng của nhung hươu chúng ta có thể xem chỗ mặt cắt của nhung. Nếu mặt cắt sạch, trắng, có lỗ nhỏ giống với tổ ong, ngoài rìa không có chất xương, có mùi tanh và vị mặn thì đó là nhung thật.
Về cơ bản, nhung hươu tuy bổ nhưng không phải ai cũng có thể dùng. Những người gầy, trong mình nóng, bị thiếu hoặc mất máu nhưng có thân nhiệt cao hơn bình thường, bị viêm phế quản, khạc ra đờm vàng, bị sốt hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm thì không được dùng nhung hươu. Ngoài ra, những người suy thận, bị huyết áp cao cũng hạn chế dùng. Với trẻ em, cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn dùng.
Tác dụng của nhung hươu “lợi hại” đến đâu?
Theo Tây y, với những thành phần hiếm có, nhung hươu giúp tăng sức mạnh cơ bắp, giúp nhanh lành vết thương, tinh thần sảng khoái, ăn ngủ tốt, tăng nhu động dạ dày – ruột, lợi niệu, chuyển hóa tốt glucid và protid. Thế nhưng, khi dùng liều mạnh dễ dẫn tới hạ huyết áp, tim co bóp nhanh và mạnh, bị giật cơ, co giật hoặc bị đông huyết.
Theo y học cổ truyền, tác dụng của nhung hươu còn là sinh tinh, ích huyết, bổ tủy; chữa được các chứng di tinh, liệt dương, vô sinh, hư tổn cơ thể, bệnh lậu; giúp gân xương chắc khỏe, dẻo dai; giúp tăng tuổi thọ… Trong Đông y của Trung Quốc và Nhật Bản, nhung hươu là vị thuốc bổ, giúp cơ thể trẻ lâu, chống lại co giật, chữa được thấp khớp và ung bướu.
Một số bài thuốc từ nhung hươu
– Bài thuốc chữa liệt dương, xuất tinh sớm, tiểu vặt, tứ chi lạnh, thắt lưng đau, gối mỏi, khó đậu thai từ nhung hươu: thái mỏng, giã nát 40g nhung hươu; giã nát 40g hoài sơn. Cho tất cả vào túi vải, ngâm cùng 1 lít rượu trong thời gian 7 ngày. Mỗi ngày uống 10-20ml. Sau khi hết rượu có thể tán mịn bã, vo viên để uống.
– Bài thuốc chữa tai điếc, miệng khát, huyết khô kiệt, tiểu đục như nước gạo, đau lưng: 40g nhung hươu, 40g đương quy đem sao khô, tán bột. Dùng thịt ô mai nấu thành cao, trộn với bột trên, viên nhỏ như hạt bắp. Người lớn uống 50 viên mỗi ngày, 2-3 lần uống, uống cùng với nước cơm còn ấm.
– Bài thuốc cho trẻ chậm lớn, suy dinh dưỡng, còi xương: uống bột nhung 0,5g/2 lần/ngày.
Trên đây là một số thông tin về tác dụng của nhung hươu mà bạn đọc có thể tham khảo. Để phát huy tốt nhất những ưu điểm của nhung hươu, nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ bạn nhé!
Zman có được chiết xuất từ: Nhung hươu, đông trùng hạ thảo, hàu biển, bạch tật lê giúp tăng cường sinh lý, cải thiện “chuyện ấy”, hỗ trợ điều trị rối loạn cương dương, xuất tinh sớm… Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY
Hoặc đăng ký theo mẫu dưới để được hỗ trợ tư vấn miễn phí [contact-form-7 id=”3537″ title=”zman”] |